Monday, May 2, 2011

Joint Special Operations Command May 2011





















BIỆT HẢI HOA KỲ TIÊU DIỆT BIN LADEN: 2-5-2011


    Cuộc hành quân chớp nhoáng, rất ngoạn mục,  của lực lượng biệt kích, biệt hải (Navy Seals) Hoa Kỳ vào hôm qua, Chủ Nhật 1-5-2011, hạ sát trùm khủng bố Bin Laden, đã làm cho thế giới khâm phục. Tin tức trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ cho biết, thi thể Bin Laden được thủy táng, sau khi thử nghiệm DNA, phù hợp với tục lệ Hồi giáo là phải chôn trong vòng 24 giờ. Việc thủy táng là diệt trừ hậu hoạn vì “ngôi mộ” có thể trở thành một “thánh”địa cho đám ủng hộ họ Laden.

Chi tiết về cuộc đột kích này được tóm gọn như sau
: một lực lượng đặc nhiệm khỏang 1 trung đội, gồm 4 trực thăng  Blackhawk, bay thấp, chở 40 quân nhân thuộc Biệt hải Hoa Kỳ,  đột kích ngoạn mục trong khoảng 40 phút. 24 biệt kích nhảy xuống căn cứ khá kiên cố của Bin Laden, trong khi 16 quân nhân khác ở trên trực thăng lo yểm trợ. Cuộc đụng độ cũng xảy ra trong chớp nhoáng. Khi nhận dạng được Bin Laden, Biệt Hải đã nổ súng vào đầu, hạ sát y ngay tức khắc.

   Ba tên khác cũng đã bị giết trong cuộc tấn công này, gồm con trai của Bin Laden và hai cận vệ. Tin nói thêm là một phụ nữ cũng thiệt mạng khi bà này làm bình phong ngăn chận và có hai người phụ nữ khác bị thương.
Một trực thăng đã bị hỏng máy do trục trặc kỹ thuật và đã được phá hủy. Cuộc hành quân tiêu diệt Osama Bin Laden bắt đầu lúc 22:30 giờ địa phương (tức 17:30 GMT), được mô tả là thành công, không một quân nhân nào thiệt mạng.
Tổng thống Obama nói: “sau một cuộc chạm súng, quân đội chúng ta đã có trong tay thi thể Bin Laden, người sáng lập ra mạng lưới khủng bố Hồi giáo”.
  TRỰC THĂNG VẬN TOÁN BIỆT HẢI

UH-60 có đặc điểm ở cánh quạt chính và cánh quạt đuôi bốn lá và sử dụng hai động cơ turbin .  Nó có thể chở 11 quân  với đầy đủ trang bị, nâng 2,600 lb (1,170 kg) hàng ở khoang trong hay 9,000 lb (4,050 kg) hàng (với UH-60L/M) ngoài.
Loạt trực thăng Black Hawk có thể thực hiện nhiều  nhiệm vụ, gồm cả vận tải chiến thuật với lính, thiết bị chiến tranh điện tử, và giải cứu đường không.
    Một phiên bản chở VIP được gọi là VH-60N được dùng để chuyên chở các giới  chức quan trọng   với dấu hiệu máy bay là "Marine One" khi chở Tổng thống Hoa Kỳ.[15] Trong các cuộc tấn công đường không nó có thể  11 lính chiến hay mang súng cối  105 mm M102 howitzer với ba mươi viên đạn và một tiểu đội bốn người chỉ trong một chuyến.[12] Black Hawk được trang bị các thiết bị điện tử tối tân  để có khả năng và tính năng tồn tại tốt như Hệ thống định vị toàn cầu.
UH-60 có thể được trang bị cánh ngắn ở trên đỉnh thân để mang thêm bình nhiên liệu hay vũ khí. Hệ thống cánh ngắn ban đầu được gọi là Hệ thống  Hỗ trợ Ngoài (ESSS).[16] Nó có hai mấu cứng trên mỗi cánh để mang hai bình dầu phụ 230 USgal và hai bình 450USgal tổng.[8] Bốn bình nhiên liệu và các đường dẫn cùng van phụ từ hệ hình thành nên hệ thống cấp dầu phụ bên ngoài (ERFS).[17] ESSS cũng có thể mang 10000lb vũ khí như rocket, hoả tiển  và giá súng.[8][18] ESSS  hoạt động  từ năm 1986. Tuy nhiên, mọi người thấy rằng với bốn bình nhiên liệu phụ có thể cản trở trường bắn của súng ở cửa. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống bình nhiên liệu ngoài (ETS) với cánh không cụp mang hai bình nhiên liệu đã được phát triển.[8]
Giá đơn vị thay đổi tuỳ theo loại  vì những tiêu chuẩn, trang bị và tính chất khác nhau.
Ví dụ, đơn giá của UH-60L Black Hawk cho Quân đội là $5.9 triệu trong khi đơn giá cho loại MH-60G Pave Hawk của Không quân là $10.2 triệu.[19]

 Lịch sử hoạt động

 Quân đội Mỹ


MH-60L của Quân đội Mỹ trong Trận Mogadishu.
UH-60  phục vụ trong Sư đoàn Không vận số 101 của Quân đội Mỹ tháng 6 năm 1979.[20] Quân đội Mỹ lần đầu sử dụng UH-60 trong chiến đấu trong cuộc chiến  Grenada năm 1983, và một lần nữa trong cuộc chiến  Panama năm 1989. Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, UH-60 đã tham gia vào chiến dịch tấn công đường không lớn nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ với hơn 300 chiếc trực thăng tham gia.
    Năm 1993, Black Hawk trở nên nổi bật trong cuộc tấn công vào Mogadishu ở Somalia. Những chiếc Black Hawk cũng hoạt động tại Balkans và Haiti trong thập niên 1990. Những chiếc UH-60 vẫn tiếp tục phục vụ ở Afghanistan và Iraq.[8]
BKTT
The raid that killed Osama bin Laden will go down in history as the most important covert operation since 9/11, earning the elite Navy SEAL team that carried it out permanent bragging rights for finishing off the most-wanted terrorist on Earth.
It was a near-textbook operation, despite the near-failure of one of the helicopters carrying the raiders. They all made it into Osama bin Laden's high-walled compound in Pakistan, sliding down ropes in darkness, as they've done on so many raids hunting militants since al-Qaida declared war on the United States.
[Related: What is the Joint Special Operations Command?]
The Navy SEALs won't confirm they carried out the attack, but their current chief, Rear Adm. Edward Winters, at Naval Special Warfare Command in California, sent an email congratulating his forces and cautioning them to keep their mouths shut.
"Be extremely careful about operational security," he added. "The fight is not over."
It was a warning few needed in the secretive group, where operators are uncomfortable with media coverage, fearing revealing details could let the enemy know what to expect the next time.
Made up of only a few hundred personnel based in Dam Neck, Va., the elite SEAL unit officially known as Naval Special Warfare Development Group, or "DEVGRU," is part of a special operations brotherhood that calls itself "the quiet professionals."
SEAL Team Six raided targets outside war zones like Yemen and Somalia in the past three years, though the bulk of the unit's current missions are in Afghanistan. The Associated Press will not publish the names of the commanding officers, to protect them and their families from possible retaliation by militants for the bin Laden operation.
The unit is overseen by the Joint Special Operations Command, which oversees the Army's Delta Force and other special units. JSOC's combined forces have been responsible for a quadrupling of counterterrorism raids that have targeted militants in record numbers over the past year in Afghanistan. Some 4,500 elite special operations forces and support units have been part of the surge of U.S. forces there.
[Related: Timeline: Key dates in the hunt for bin Laden]
CIA Director Leon Panetta was in charge of the military team during the covert operation, a U.S. official said. While the president can empower the SEALs and other counterterrorism units to carry out covert actions without CIA oversight, President Barack Obama's team put the intelligence agency in charge, with other elements of the national security apparatus answering to them for this mission.
SEAL Team Six actually works so often with the intelligence agency that it's sometimes called the CIA's Praetorian Guard — a partnership that started in Iraq as an outgrowth of the fusion of special operations forces and intelligence in the hunt for militants there.
SEALs and Delta Force both, commanded by then-JSOC chief Gen. Stanley McChrystal, learned to work much like FBI agents, first attacking a target, killing or capturing the suspects, and then gathering evidence at the scene.
McChrystal described it as building a network to chase a network, where the special operations forces work with intelligence analysts back at a joint operations center. The raiders, he said, could collect valuable "pocket litter" from the scene, like documents or computers, to exploit to hunt the next target.
The battlegrounds of Iraq and Afghanistan had been informally divided, with the SEALs running Afghanistan and Delta Force conducting the bulk of the operations in Iraq, though there was overlap of each organization. There is considerable professional rivalry between them.
Delta Force units caught Saddam Hussein late in 2003 and killed his sons Uday and Qusay in a shootout in Mosul earlier that year. Delta Force later tracked down al-Qaida in Iraq leader Abu Musab al-Zarqawi, pinpointing the building where he sheltered for the aerial bombing that ended his life.
The race to be the unit that captured bin Laden had been on ever since.
"Officially, Team Six doesn't exist," says former Navy SEAL Craig Sawyer, 47, who advises Hollywood and acts in movies about the military.
After undergoing a six-month process in which commanders scrutinized his every move, Sawyer says he was selected in the 1990s to join the team.
"It was like being recruited to an all-star team," he said, with members often gone 300 days a year, only lasting about three years on the team before burning out.
"They train around the clock," he said. "They know that failure will not be an option. Either they succeed or they don't come home."
Other special operations units joke that "SEAL" stands for "Sleep, eat, lift," though the term actually stands for Sea, Air, Land.
"The SEALs will be the first to remind everyone that the `L' in SEAL stands for land," says retired Army Gen. Doug Brown, former commander of U.S. Special Operations Command in Tampa, Fla. "They have skills on the land equal to their skills at sea."
Brown, who led the command from 2003-07, said the operation against bin Laden is the most significant mission conducted by U.S. commando forces since the organization was formed in 1987 in the wake of the failed attempt in 1980 to rescue the American hostages in Iran.
"I can't think of a mission as nationally important," Brown said.
The last time the public was made aware of a SEAL raid on Pakistani soil was 2008, when the raiders flew only a mile over the border to the town of Angurada, according to Pakistani officials, speaking on condition of anonymity to discuss sensitive strategic matters. The high-value targets the Americans had been told were there had fled, and those left behind in the compound fought back, resulting in a number of civilian casualties, U.S. and Pakistani officials say, speaking on condition of anonymity to discuss a classified operation.
While the U.S. usually does not comment on covert actions, especially ones that go wrong, the 2008 incident was caught on cellphone video, so they confirmed it and apologized publicly, U.S. officials said.
The successful bin Laden mission is a much-needed boost for the unit. The SEALs' reputation took a hit within the special operations community after a 2010 rescue mission led to the accidental killing of British hostage Linda Norgrove, held by militants in Afghanistan. One of the SEALs threw a fragmentation grenade at a militant when the team stormed their hideout, not realizing Norgrove was curled on the ground next to the militant, and then lied about throwing the grenade.
The SEALs originally reported that Norgrove had been killed by a fighter's suicide vest, but when the SEAL commanding officer reviewed the tape from simultaneous surveillance video, he saw an explosion after one of the SEALs threw something in Norgrove's direction, U.S. officials say, speaking on condition of anonymity to discuss a classified operation.
One SEAL was dismissed from the unit for his action.
DEVGRU is the same unit that rescued an American ship captain, Richard Phillips, held hostage on a lifeboat by Somali pirates after his capture from the USS Maersk Alabama in 2009. A DEVGRU unit fired precision shots from the rocking stern of a Naval ship, killing three of four pirates. 





Lực lượng Đặc nhiệm Navy SEAL
 
hay Biệt Đội Hải Kích 6 SEAL 
 
 
 


Navy SEAL Team


Nhiều người lầm tưởng rằng SEAL có rất đông thành viên. Tuy nhiên, thực tế là đội này chỉ có 2.000 người. SEAL là lực lượng tham chiến tinh nhuệ nhất của Mỹ. Họ được huấn luyện ở mọi lĩnh vực mà các đội đặc nhiệm khác của Mỹ được học, nhưng ở mức cao hơn.

Khóa huấn luyện của SEAL kéo dài hơn 1 năm và đòi hỏi người tham gia phải trong độ tuổi 17 tới 28, con trai, tỷ lệ nhìn nhầm không dưới 20/200 ở mỗi mắt, tỷ lệ đọc đúng là 20/20, phải trải qua các cuộc kiểm tra thể chất.

Sau khi đáp ứng những điều kiện khó khăn, quá trình huấn luyện bắt đầu. Trong vòng 24 tuần, những người được chọn sẽ trải qua những cuộc diễn tập như lặn, chiến đấu trên mặt đất, thử thách về thể chất. Tiếp đó, lại có 26 tuần huấn luyện cho đủ tiêu chuẩn của SEAL. Tiếp đó, họ sẽ đi vào các lĩnh vực chuyên sâu mà một đội của SEAL cần có, từ bắn tỉa tới chuyên gia về ngôn ngữ, leo dây, lặn, bí mật đột nhập...

 
 
 
Lực lượng đặc biệt trên thế giới luôn tạo nên các câu chuyện đầy huyền thoại về các chiến công. Mời quý đọc giả xem qua hình ảnh và thông tin về lực lượng đặc biệt của US Navy SEAL.
NAVY SEALS (SEa Air and Land)
 
 
 
Là lực lượng thủy quân chiến đấu đặc biệt trực thuộc Hải quân Hoa kỳ, được tham chiến trong một số nhiệm vụ khó khăn mà Marine không thực hiện được hoặc hỗ trợ cho Marine như phòng thủ một số phòng tuyến quan trọng trong và ngoài nước (Đại sứ Mĩ ở một số khu vực “nhạy cảm” thuộc vùng Vịnh), xung kích chiến dịch, chống khủng bố và tham sát chiến trường.
 
 
Đơn vị đặc nhiệm tiêu diệt thành công Bin Laden là đội 6 thuộc Lực lượng SEAL của Hải quân Mỹ. SEAL là một trong những lực lượng tác chiến đặc biệt có sức chiến đấu hiệu quả nhất, bí mật nhất trên thế giới và đội 6 là đội quân tinh tú của lực lượng này.
Được thành lập sau nỗ lực giải cứu bất thành 52 con tin Mỹ ở Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran, Iran năm 1980, đội 6 có nhiệm vụ tiến hành những nhiệm vụ có độ bí mật cực cao. Đó là những nhiệm vụ mà cả quân đội và chính phủ Mỹ thường xuyên phủ nhận. Vì thế, đội 6 SEAL thường được gọi là đội “mật vụ đen".

Tính bí mật của đội 6 SEAL còn được thể hiện qua việc rất ít người bên ngoài quân đội Mỹ biết được chính xác đội này gọi là gì. Tên mà người ta hay dùng để gọi đội 6 SEAL là NAVSPECWARDEVGRU. Đây là những chữ cái viết tắt cho từ Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt của Hải quân và thường người ta gọi vắn tắt là DEVGRU.

Tuy nhiên, từ tuần này, sau chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, có vẻ như công chúng đã quên cái tên dài loằng ngoằng trên mà chỉ nhớ đến cái tên Đội 6 SEAL.

SEAL là lực lượng đột kích mạnh nhất của Mỹ và cũng được coi là mạnh nhất trên thế giới. Cái tên SEAL được lấy ra từ những từ viết tắt của từ biển, không khí và mặt đất. Theo tin tức được công bố, toàn bộ quân đội Mỹ chỉ có hơn 200 binh sĩ thuộc lực lượng SEAL. Lực lượng này bao gồm những binh sĩ có khả năng chiến đấu đột kích tinh nhuệ. Điểm đặc biệt của lực lượng này là hoạt động chiến đấu đột kích đêm, nên yêu cầu thị lực rất cao. SEAL là lực lượng tác chiến đặc biệt mạnh nhất và thần bí nhất trên thế giới.

Đội 6 SEAL là đội quân tinh tú trong lực lượng tinh nhuệ SEAL. Đóng quân tại căn cứ không quân Oceana của Hải quân Mỹ ở Virgina, các thành viên trong đội 6 SEAL không chỉ là những chiến binh cực kỳ xuất sắc và ưu tú mà họ còn sở hữu rất nhiều ưu điểm khác.

Hầu hết các thành viên của đội 6 SEAL đều thông thạo hơn một ngoại ngữ. Các ứng cử viên được chọn tham gia chiến dịch tiêu diệt Bin Laden đều là người phải nói được tiếng Pashto – ngôn ngữ của người dân Afghanistan và người vùng tây bắc Pakistan. Ngoài ra, những người này còn được chọn dựa vào tiêu chí về khả năng trà trộn vào bất kỳ môi trường nào.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi những lính biệt kích trong đội 6 SEAL phải trải qua quá trình tập luyện vô cùng gian khổ. Nhiều người đã bị thương trong những bài tập đánh giáp lá cà hầu hết được tiến hành bằng cách bắn đạn thật. Chế độ tập luyện hà khắc và nguy hiểm này là để chuẩn bị cho các thành viên của đội biệt kích luôn sẵn sàng cho các cuộc chiến thực sự và việc toàn bộ đội 6 SEAL không bị hề hấn gì trong cuộc đột kích kéo dài 40 phút vào hang ổ của Bin Laden là một minh chứng rõ ràng nhất cho tính hiệu quả của lực lượng này.

Ngoài chiến thắng giành được trong cuộc chiến chống Bin Laden, Đội 6 SEAL đã từng thực hiện một loạt các nhiệm vụ thành công khác trước đây. Mặc dù người ta không thể biết được tường tận tất cả các chiến dịch của đội 6 SEAL nhưng đơn vị này được cho là đã tham gia giải cứu thành công Toàn quyền Grenada trong cuộc tấn công của Mỹ vào hòn đảo Grenada nhằm phá vỡ một cuộc đảo chính ở đây. Trong những năm 1990, đội 6 SEAL đã tham gia vào chiến dịch truy bắt một loạt tội phạm chiến tranh ở Bosnia.

Tất nhiên, giống như tất cả các đơn vị khác, đội 6 SEAL không tránh khỏi những thất bại trong quá trình hoạt động của mình. Vào tháng 3 năm 2002, trên một ngọn núi được gọi là Takur Ghar ở phía đông nam Afghanistan, một chiếc trực thăng Chinook chở các thành viên của đội 6 SEAL đã gặp nạn khi trúng phải một quả lựu đạn.

Trong khi viên phi công đang cố kiểm soát chiếc máy bay thì một thành viên của đội 6 có tên là Neal Roberts đã bị trượt ra ngoài và rơi xuống đỉnh ngọn núi. Theo những bằng chứng thu thập được sau đó, Roberts được cho là đã có cuộc đối đầu ác liệt với các chiến binh Al Qaeda. Anh này được cho là đã chống đỡ và đẩy lui được các chiến binh Al-Qaeda trong suốt 30 phút trước khi bị giết chết.

Tuy nhiên, trong lịch sử hình thành và tồn tại chưa lâu của mình, những vụ việc như trên hiếm khi xảy ra với đội 6. Với việc tiêu diệt thành công Bin Laden, đội 6 SEAL được dự báo sẽ là nguyên mẫu để ngành công nghiệp phim cảnh và trò chơi điện tử đẻ ra một loạt sản phẩm sau này.
Dưới đây là một số hình ảnh về đội 6 SEAL:
Đội 6 SEAL luôn hoạt động cực kỳ bí mật.

Lính biệt kích thuộc đội 6 SEAL đã nhảy dù từ trực thăng xuống nơi ẩn nấp của Bin Laden để tiêu diệt tên trùm khủng bố này.

Với tư cách là lực lượng tinh tú nên SEAL luôn được cung cấp những vũ khí tối tân nhất, hiện đại nhất.

Những binh lính thuộc đội 6 SEAL thường được cử đi làm những nhiệm vụ đầy thách thức và khó khăn.

Đây là lực lượng được đánh giá là mạnh nhất trong các đội đột kích của thế giới.

Những thành viên của SEAL thường phải trải qua các cuộc huấn luyện cực kỳ gian khổ và nguy hiểm.

Một thành viên thuộc SEAL của Mỹ.

Đội đặc nhiệm ST6Đội đặc nhiệm ST6

Bí mật biệt đội bắn hạ Bin Laden

 

Những biệt kích được giao nhiệm vụ tiêu diệt Osama bin Laden được tuyển chọn từ lực lượng đặc nhiệm SEAL thuộc hải quân Mỹ, đơn vị vốn được coi như huyền thoại của quân đội nước này.

Hơn 20 biệt kích Mỹ được trực thăng thả xuống gần bức tường cao 4,5 mét bao quanh khu trú ẩn của Bin Laden tại Abbottabad, phía tây bắc Pakistan. Họ nhanh chóng tiếp cận ngôi nhà cao 3 tầng nằm giữa khu đất được bảo vệ chặt chẽ và lần lượt tiêu diệt 5 người bên trong, gồm Osama bin Laden bằng viên đạn vào đầu.
Các tay súng bảo vệ trùm Al-Qaeda bắn trả dữ dội nhưng tất cả biệt kích Mỹ tham gia chiến dịch đều không có ai bị thương. Kỹ năng chiến đấu tốc độ cao và chính xác đến từng chi tiết của biệt kích SEAL thể hiện qua việc trong thời gian ngắn, họ vừa tiêu diệt các mục tiêu vừa thu thập tất cả ổ đĩa máy tính, đĩa DVD và các tài liệu trong khu nhà rồi rút đi êm thấm cùng với xác của Osama bin Laden.
Theo quan điểm của giới chức quân sự Mỹ, chiến dịch tiêu diệt Bin Laden mang mật danh Geronimo nói trên không thể diễn ra hoàn hảo hơn. Điều này đã phản ánh quá trình chuẩn bị chi tiết và kỹ năng chiến đấu cao của lính biệt kích SEAL, những người được tin tưởng giao nhiệm vụ mang tính lịch sử.




Biệt kích Mỹ thuộc Navy Seals trên sông Mekong năm 1967

Đội đặc nhiệm ST6Đội đặc nhiệm ST6

Bí mật biệt đội bắn hạ Bin Laden

Những biệt kích được giao nhiệm vụ tiêu diệt Osama bin Laden được tuyển chọn từ lực lượng đặc nhiệm SEAL thuộc hải quân Mỹ, đơn vị vốn được coi như huyền thoại của quân đội nước này. 

Hơn 20 biệt kích Mỹ được trực thăng thả xuống gần bức tường cao 4,5 mét bao quanh khu trú ẩn của Bin Laden tại Abbottabad, phía tây bắc Pakistan. Họ nhanh chóng tiếp cận ngôi nhà cao 3 tầng nằm giữa khu đất được bảo vệ chặt chẽ và lần lượt tiêu diệt 5 người bên trong, gồm Osama bin Laden bằng viên đạn vào đầu.

Các tay súng bảo vệ trùm Al-Qaeda bắn trả dữ dội nhưng tất cả biệt kích Mỹ tham gia chiến dịch đều không có ai bị thương. Kỹ năng chiến đấu tốc độ cao và chính xác đến từng chi tiết của biệt kích SEAL thể hiện qua việc trong thời gian ngắn, họ vừa tiêu diệt các mục tiêu vừa thu thập tất cả ổ đĩa máy tính, đĩa DVD và các tài liệu trong khu nhà rồi rút đi êm thấm cùng với xác của Osama bin Laden.
Theo quan điểm của giới chức quân sự Mỹ, chiến dịch tiêu diệt Bin Laden mang mật danh Geronimo nói trên không thể diễn ra hoàn hảo hơn. Điều này đã phản ánh quá trình chuẩn bị chi tiết và kỹ năng chiến đấu cao của lính biệt kích SEAL, những người được tin tưởng giao nhiệm vụ mang tính lịch sử.
 
Biệt kích SEAL hoạt động cả trên biển, trên không và trên bộ. Ảnh: Navy.
 
Đơn vị tiền thân của SEAL có từ Chiến tranh thế giới thứ II là lực lượng chuyên phá huỷ mục tiêu của đối phương do hải quân Mỹ tổ chức, với kỹ năng chiến đấu đặc biệt là đổ bộ tấn công từ tàu. Lực lượng này từng tham gia cuộc tiến chiếm Bắc Phi năm 1942.
Sự phát triển của SEAL đi tới bước ngoặt kể từ sau sự kiện Tổng thống Mỹ John Kennedy công bố gói kinh phí trị giá 100 triệu USD, nhằm tăng cường sức mạnh các đơn vị đặc nhiệm của nước này trong những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó biệt kích SEAL đã được tung vào hàng loạt các chiến trường từ Việt Nam, Grenada tớ Panama.
Trong những năm gần đây, lực lượng SEAL thường xuyên tham gia các sứ mệnh tại chiến trường Afghanistan và Iraq. Tuy nhiên, vai trò của biệt đội này trong vụ tiêu diệt trùm khủng bố Al-Qaeda Osama bin Laden sẽ là chương mới trong lịch sử đặc nhiệm Mỹ, do biệt đội tinh nhuệ nhất của SEAL là ST6 thực hiện.
 
Phục kích
Theo các nguồn tin Anh và Mỹ, từ ba năm qua, đội ST6 đã nhiều lần tập kích vào các mục tiêu ở Somalia và đặc biệt là Yemen, nước hiện bị Phương Tây cho là "tuyến đầu của nạn khủng bố quốc tế".
Lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ cũng chính là đơn vị thực hiện vụ cứu thuyền trưởng Richard Phillips bị bắt cóc bởi cướp biển Somali năm 2009. Họ đã bắn tỉa từ một chiến hạm, giết chết ngay ba trong số bốn kẻ hải tặc.
Nhưng hồi năm 2005, trong một phi vụ tại Afghanistan, lực lượng Hải Cẩu bị thiệt hại nặng, với ba quân nhân bị bắn chết hôm 28/6 khi lùng bắt một lãnh đạo Taliban, và 16 binh sĩ bay đến bằng trực thăng Chinook cũng bị chết khi chiếc phi cơ trúng đạn, rơi xuống đất.
Lý do là vụ lùng bắt nhân vật Ismail của Taliban chỉ là một quả lừa và phía Mỹ đã bị phục kích.
Sự kiện đó được cho là tồi tệ nhất trong lịch sử lực lượng đặc nhiệm có lịch sử từ Thế Chiến 2 nhưng được tăng cường sau diễn văn của Tổng thống JF Kennedy năm 1961.
Ông Kennedy bản thân từng phục vụ trong hải quân nên có ý muốn phát triển các nhóm biệt kích của binh chủng này thành một lực lượng quan trọng.
Và từ đó, hoạt động của biệt kích hải quân Navy Seals không chỉ giới hạn đến các vùng biển.
Bản thân chữ viết tắt Seals là ghép lại của Sea, Air và Land, cho thấy họ có thể tập kích các mục tiêu cả trên biển, trên không và trên bộ.
Trong Cuộc chiến Việt Nam, các quân nhân Navy Seals đã có mặt tại Nam Việt Nam trong các điệp vụ riêng bên cạnh công tác huấn luyện giúp quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
 
Đình Nguyễn + BBC


VIETNAM WAR NAVY SEALS MEMORIAL DEDICATION


Navy Seals Training Center Colonado San Diego CA / Memorial with Republic Of Vietnam Flag


RVN Navy Seals Kiet Nguyen , Captain Tom Norris, Lt. Pham SOG, 
Commander RVN Navy Seals Lt Colonel Phan Tan Hung

Medal of Honor Tom Norris Navy Seals and Member Republic of Vietnam Navy Seals
Navy Seals Training Center Colonado San Diego CA / Memorial with Republic Of Vietnam Flag

Captain Tom Norris US Navy Seals and Colonel Jim Seeright




Chiến dịch Geronimo


Biệt đội tiến hành chiến dịch Geronimo tiêu diệt Osama bin Laden : Theo báo Washington Post, đội đặc nhiệm có công tiêu diệt bin Laden luôn nằm trong vòng bí mật. DEVGRU, hay SEAL Team Six được thành lập cách đây hơn 30 năm sau khi Ngũ Giác Đài thất bại trong vụ giải cứu con tin người Mỹ tại Iran vào năm 1980. Tư lệnh của DEVGRU là thiếu tướng Edward Winters. SEAL Team Six thường truy lùng các mục tiêu tại Yemen, Somalia và hiện chủ yếu ở Afghanistan. AP dẫn lời Craig Sawyer, cựu thành viên của lực lượng này, nói rằng đội đặc nhiệm này bí mật tới mức “gần như không tồn tại”. Ông Sawyer cho hay SEAL Team Six là tập hợp những thành viên ưu tú nhất, những người luôn biết rằng thất bại là điều không thể chấp nhận.
Bầu trời Abbottabad khuya 1.5, rạng sáng 2.5 rất nhiều mây (giờ địa phương, không phải đêm 30.4 như thông tin trước đó), lý tưởng để triển khai Geronimo, tên chiến dịch tìm diệt Osama bin Laden. Chiến dịch này buộc phải tạm hoãn vào đêm trước đó vì trời quang đãng, có thể khiến trực thăng của Mỹ bị lộ.


Chiến dịch Geronimo


Trong đêm tối trời không sao, 4 chiếc trực thăng của Mỹ chở theo 80 người lướt xuyên màn đêm đen kịt. Hai chiếc Black Hawk và hai chiếc Chinook bay ở độ cao thấp nhất có thể để tránh tầm phát hiện của radar. Đến gần mục tiêu ở Abbottabad, 2 trong số trực thăng bay thẳng lên hướng nóc dinh thự, còn 2 trực thăng kia bay vòng ngoài chờ tiếp ứng.
Ngay khi nhận thức được tình hình, lính gác của bin Laden lập tức khai hỏa từ nóc nhà và tấn công trực thăng Mỹ bằng súng phóng lựu, theo Đài CBS. Bản thân thủ lĩnh al-Qaeda cũng xách súng AK-47 bắn thẳng vào trực thăng. Một chiếc Black Hawk đột ngột mất lái và rơi. CNN dẫn lời một quan chức Nhà Trắng miêu tả lại lúc đó, giới chức Mỹ như đứng tim vì nó gợi lại ký ức về chiếc Black Hawk bị bắn rơi tại Somalia vào năm 1993. May mắn là lần này các biệt kích đã kịp dùng dây đu xuống khu nhà của bin Laden.
Đến lúc này, cả thành phố choàng tỉnh, cư dân ló đầu ra khỏi nhà để xem chuyện gì đang xảy ra. Các đặc vụ CIA dùng tiếng địa phương Pashto yêu cầu mọi người vào nhà và đóng chặt cửa lại, theo CNN. Khoảng 24 thành viên của đội đặc nhiệm thuộc lực lượng SEAL, được trang bị kính hồng ngoại nhìn xuyên đêm, đã tuột dây từ 2 trực thăng Chinook xuống ngôi nhà của bin Laden. Sau khi tiêu diệt lính gác ở tầng 1, họ nhanh chóng lục soát từng phòng và nhất cử nhất động đều được truyền trực tiếp về Washington.
Bin Laden và gia đình sống ở tầng thứ 2 và thứ 3, và thủ lĩnh al-Qaeda là người bị tiêu diệt sau cùng, vào khoảng 10 phút cuối của vụ đột kích kéo dài 40 phút. Cố vấn chống khủng bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama là John Brennan cho hay vợ của bin Laden nhào ra đỡ đạn cho chồng và trúng đạn vào bắp chân.
Bản thân bin Laden chống trả quyết liệt bằng AK-47 nhưng bị biệt kích bắn 2 phát vào ngực và mặt khiến ông ta chết tại chỗ. Ngay lúc đó, người chỉ huy chiến dịch nói vào camera: “Geronimo E-KIA” (E-KIA là viết tắt của câu “Enemy killed in action” - tức kẻ địch đã bị tiêu diệt trong trận chiến).
Sau khi bin Laden đã bị bắn chết, đội đặc nhiệm Mỹ đưa một số đàn ông rời khỏi hiện trường bằng trực thăng, trong khi 4 trẻ em và 2 phụ nữ, trong đó có con gái của trùm khủng bố là Safia, đã được chuyển đi trên xe cứu thương. Hiện trường chỉ còn lại những vũng máu khô và các máy tính bị hư hỏng hoàn toàn.


Xác định mục tiêu


Như thông tin trước đó, chiến dịch Geronimo bắt nguồn từ đầu mối duy nhất là nhân dạng kẻ đưa tin thân tín của bin Laden. Đến hôm qua, CNN dẫn lời giới chức Mỹ tiết lộ tên của người này là Abu Ahmad, người gốc Kuwait. CIA đã đưa số điện thoại di động của Ahmad vào danh sách theo dõi đặc biệt vào năm 2007.
Tuy nhiên, phải mất 3 năm sau, họ mới xác định được chỗ ở chính thức của Ahmad, vì tay này hành động vô cùng cẩn thận. Mỗi lần về khu nhà ở Abbottabad, Ahmad tắt di động trước 90 phút và tháo pin điện thoại. Khi rời khỏi khu nhà, kẻ đưa tin cũng chờ hơn 90 phút mới mở lại điện thoại. Do đó, CIA tìm thấy dấu vết của Ahmad trên toàn lãnh thổ Pakistan, nhưng không nơi nào gần Abbottabad.
Sau khi các dấu vết cho thấy khu vực mang tên Waziristan nhiều khả năng là nơi ẩn náu của bin Laden, nơi này đã lọt vào tầm ngắm theo dõi liên tục của tình báo Mỹ. Washington tận dụng đủ mọi phương tiện để theo dõi khu nhà, từ vệ tinh, máy bay do thám đến việc cài điệp viên CIA gốc Pakistan vào các nông trại trong vùng.
Sau đó, CIA chụp được một tấm hình với nhân dạng y hệt bin Laden từ khu nhà. Đến lúc này, Tổng thống Obama mới quyết định tiến hành cuộc họp đầu tiên hôm 14.3 để hoạch định kế sách tiêu diệt kẻ thù số 1 của nước Mỹ.
Đầu tiên, giới chức Washington cân nhắc khả năng dùng 2 máy bay tàng hình B2 ném khoảng hơn một chục quả bom nặng gần 1.000 kg xuống mục tiêu.
Tuy nhiên, sau khi biết được hành động này sẽ xóa sổ hoàn toàn khu nhà, ông Obama quyết định chuyển sang kế hoạch khác, vì Mỹ muốn phải thu được xác của bin Laden để xét nghiệm ADN. Giải pháp dùng máy bay không người lái Predator cũng loại trừ vì không đáp ứng được yêu cầu này.
Cuối cùng, Tổng thống Mỹ quyết định dùng đến lực lượng tinh nhuệ SEAL của hải quân. Một số thành viên được chọn thuộc đơn vị SEAL Team Six, hay còn có tên DEVGRU, thuộc biệt kích SEAL trực thuộc Bộ Chỉ Huy Hỗn Hợp Hành Quân Đặc Biệt (Joint Special Operations Command JSOC) đã chuyển đến căn cứ không quân Bagram ở Afghanistan, nơi CIA đã dựng nên bản sao của “Khu nhà Waziristan” để diễn tập các tình huống. Sau đó, nhóm biệt kích đã được chuyển đến căn cứ không quân Tarbela Ghazi ở tây bắc Pakistan để chờ lệnh xuất kích vào đêm 1.5.
nhưng sau đó không còn để ý đến nó nữa.
Bí mật biệt đội bắn hạ Bin Laden
Những biệt kích được giao nhiệm vụ tiêu diệt Osama bin Laden được tuyển chọn từ lực lượng đặc nhiệm SEAL thuộc hải quân Mỹ,
Hơn 20 biệt kích Mỹ được trực thăng thả xuống gần bức tường cao 4,5 mét bao quanh khu trú ẩn của Bin Laden tại Abbottabad, phía tây bắc Pakistan. Họ nhanh chóng tiếp cận ngôi nhà cao 3 tầng nằm giữa khu đất được bảo vệ chặt chẽ và lần lượt tiêu diệt 5 người bên trong, gồm Osama bin Laden bằng viên đạn vào đầu.
Các tay súng bảo vệ trùm Al-Qaeda bắn trả dữ dội nhưng tất cả biệt kích Mỹ tham gia chiến dịch đều không có ai bị thương. Kỹ năng chiến đấu tốc độ cao và chính xác đến từng chi tiết của biệt kích SEAL thể hiện qua việc trong thời gian ngắn, họ vừa tiêu diệt các mục tiêu vừa thu thập tất cả ổ đĩa máy tính, đĩa DVD và các tài liệu trong khu nhà rồi rút đi êm thấm cùng với xác của Osama bin Laden.
Theo quan điểm của giới chức quân sự Mỹ, chiến dịch tiêu diệt Bin Laden mang mật danh Geronimo nói trên không thể diễn ra hoàn hảo hơn. Điều này đã phản ánh quá trình chuẩn bị chi tiết và kỹ năng chiến đấu cao của lính biệt kích SEAL, những người được tin tưởng giao nhiệm vụ mang tính lịch sử.
Hai lính biệt kích SEAL. Ảnh: Navy.
Hai lính biệt kích SEAL. Ảnh: Navy.
Biệt đội tinh nhuệ của SEAL
Biệt đội ST6 (SEAL Team Six), có tên gọi chính thức là Nhóm phát triển kỹ năng tác chiến đặc biệt của hải quân, hay còn gọi là DevGru, đã được giao nhiệm vụ tiêu diệt Bin Laden. ST6 gồm những thành viên có thành tích chiến đấu dày dạn và được tuyển chọn kỹ lưỡng từ lực lượng đặc nhiệm SEAL, chuyên được huấn luyện cho những chiến dịch thuộc hàng tối mật của Mỹ.
SEAL, tổ chức mẹ của biệt đội ST6, là một phần của Sở chỉ huy tác chiến đặc biệt hải quân Mỹ. Đây cũng là đơn vị hải quân trực thuộc Sở chỉ huy các chiến dịch đặc biệt của quân đội Mỹ (US Special Operations Command). Biệt kích SEAL thường xuyên triển khai chiến dịch trên khắp thế giới nhằm bảo vệ các lợi ích của Mỹ.
Tổng cộng có 2.500 thành viên trong lực lượng SEAL và họ lấy tên gọi này vì có môi trường hoạt động cả trên biển, trên không và trên đất liền. Nhưng SEAL vẫn có kỹ năng nổi trội hơn cả trong các chiến dịch trên biển và họ được biết đến nhiều nhất trong quân đội Mỹ vì chiến thuật này. Các sứ mệnh của SEAL có thể đa dạng từ chiến đấu, chống khủng bố đến giải cứu con tin.
Một cựu thành viên kỳ cựu của SEAL có tên Don Shipley nói với BBC: "Để trở thành thành viên của SEAL, bạn cần phải có tố chất vượt trội như khả năng quan sát, trí thông minh cao hơn bình thường và sức chịu đựng ghê gớm". Lực lượng đặc nhiệm này cũng nổi tiếng vì tiêu chuẩn lựa chọn và huấn luyện khắt khe bậc nhất trên thế giới, với tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo là 80 đến 85%.
Stew Smith, một cựu thành viên SEAL trong suốt 8 năm cung cấp thông tin cho những ai muốn gia nhập biệt đội này. Anh cho biết trong 6 tháng đầu huấn luyện, các thành viên phải trải qua nhiều kỹ năng khó, đặc biệt là kỹ thuật tấn công cơ bản dưới mặt nước (Buds). Kỹ năng này gồm một giai đoạn hành động kéo dài liên tục trong 120 tiếng, bao gồm cả bơi, chạy, vượt chướng ngại vật, lặn và định vị mục tiêu.
Khoá huấn luyện Buds mới đây của SEAL đã loại tới 190 trong tổng số 245 người được tuyển mộ ban đầu. Sau khi trải qua giai đoạn đào tạo này, những người còn trụ lại được sẽ chính thức trở thành thành viên của biệt đội hải quân Mỹ. Nhưng họ vẫn cần thêm 12 tháng huấn luyện chung với các đồng đội, trước khi có thể được giao nhiệm vụ, theo lời Stew Smith.
Biệt kích SEAL hoạt động cả trên biển, trên không và trên bộ. Ảnh: Navy.
Đơn vị tiền thân của SEAL có từ Chiến tranh thế giới thứ II là lực lượng chuyên phá huỷ mục tiêu của đối phương do hải quân Mỹ tổ chức, với kỹ năng chiến đấu đặc biệt là đổ bộ tấn công từ tàu. Lực lượng này từng tham gia cuộc tiến chiếm Bắc Phi năm 1942.
Sự phát triển của SEAL đi tới bước ngoặt kể từ sau sự kiện Tổng thống Mỹ John Kennedy công bố gói kinh phí trị giá 100 triệu USD, nhằm tăng cường sức mạnh các đơn vị đặc nhiệm của nước này trong những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó biệt kích SEAL đã được tung vào hàng loạt các chiến trường từ Việt Nam, Grenada tớ Panama.
Trong những năm gần đây, lực lượng SEAL thường xuyên tham gia các sứ mệnh tại chiến trường Afghanistan và Iraq. Tuy nhiên, vai trò của biệt đội này trong vụ tiêu diệt trùm khủng bố Al-Qaeda Osama bin Laden sẽ là chương mới trong lịch sử đặc nhiệm Mỹ, do biệt đội tinh nhuệ nhất của SEAL là ST6 thực hiện.



 Bin Laden “chết” vì máy bay “tàng hình”?
- Người Mỹ đã sử dụng máy bay lên thẳng “tàng hình” trong chiến dịch bí mật đột kích tiêu diệt Bin Laden? Các mảnh vỡ còn sót lại của chiếc máy bay bị trục trặc cho thấy đây là loại máy bay lên thẳng khác hoàn toàn với các loại thông thường.

Bị trục trặc khi hạ cánh và sau đó bị cho nổ tung, nhưng chiếc máy bay lên thẳng bí ẩn này đã khiến giới chuyên gia kỹ thuật quân sự choáng váng. Từ lâu, đã có nhiều đồn đoán về loại máy bay lên thẳng tàng hình này. Hiện thời, người ta đã có bằng chứng đầu tiên.
Không kịp trở tay
Những người hàng xóm của Bin Laden ở Abbottabad nói với phóng viên ABC News rằng họ không hề nghe thấy tiếng động cơ cho tới khi nhìn thấy chiếc Blackhawk bay trên đầu. Đối phương không thể biết trực thăng đang tới bởi chúng bay rất nhanh ở tầm thấp và đến khi phát hiện ra tiếng động thì “đã quá muộn” không kịp trở tay.
Trong quá trình đột kích, một trong hai chiếc trực thăng Blackhawk đã quệt phải tường rào của khu nhà trong lúc hạ cánh và bị hỏng hóc. Sau khi kết thúc chiến dịch kéo dài 40 phút, nhóm biệt kích SEAL của Mỹ đã quyết định phá hủy nó bằng chất nổ, có lẽ vì  lo ngại công nghệ “tàng hình” bí mật này bị “tuồn lậu” sang Trung Quốc.
Chỉ có điều, đối với máy bay lên thẳng, việc áp dụng kỹ thuật tàng hình quả là một thách thức vô cùng to lớn. So với các loại máy bay có cánh khác, máy bay lên thẳng có thiết kế cồng kềnh hơn và bay chậm hơn. Ngay cả khi kỹ thuật tàng hình được áp dụng trong việc thiết kế thân máy bay, người ta khó có thể giấu được “con mắt của Radar” những chiếc cánh quạt quay tít có bán kính hàng chục mét.
Từ năm 1983 đến năm 2004, các tập đoàn Boeing và Sikorsky đã đổ hàng tỷ USD vào việc nghiên cứu phát triển máy bay lên thẳng tàng hình RAH-66 “Comanche”, nhưng rốt cuộc đã thất bại.
Chính vì vậy mà đối với máy bay lên thẳng, khái niệm “tàng hình” được mở rộng ra các khái niệm “bí mật”, “ít gây tiếng động” và “tấn công bất ngờ”.  Tập đoàn McDonnell Douglas đã thành công với nguyên tắc NOTAR (No Tail Rotor – không có cánh quạt ở đuôi máy bay). Nguyên tắc này triệt tiêu được tiếng xé gió giữa cánh quạt chính và cánh quạt ở đuôi máy bay và giảm đáng kể tiếng ồn trong khi bay.
Trong cuộc đột kích vào biệt thự của Bin Laden, người Mỹ đã sử dụng máy bay lên thẳng “tàng hình” áp dụng các kỹ thuật giảm âm tiên tiến, chưa hề được biết đến.
Rất có thể đây là phiên bản mới của loại máy bay lên thẳng vũ trang Blackhawk. Loại trực thăng mới này có thể giảm thiểu tiếng ồn đến mức tối đa, đồng thời được làm bằng những vật liệu công nghệ cao tương tự với vật liệu được sử dụng để chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình. Vì bay rất thấp trong bóng đêm, nên nó có thể tránh được sự phát hiện của Radar và mắt thường.
Công nghệ tàng hình đã có từ lâu
Thực ra, công nghệ tàng hình đã có từ lâu nhằm tránh để cho đối phương phát hiện xe cộ, tàu chiến, máy bay hay tàu ngầm đang tiến đến gần. Đây quả là một cuộc chiến dai dẳng giữa bên muốn phát hiện và một bên cố tình che giấu, ngụy trang bằng mọi công nghệ tiên tiến nhất.
Công cuộc nghiên cứu kỹ thuật tàng hình đã xuất hiện ngay từ khi kỹ thuật Radar ra đời trong năm 1904. Ngay từ năm 1936, người Hà Lan đã công bố các loại vật liệu hấp thụ sóng Radar (RAM).
Kỹ thuật tàng hình của người Mỹ vừa dựa trên việc sử dụng các loại vật liệu hấp thụ sóng Radar (với việc phủ nhiều lớp RAM) vừa dựa vào việc thiết kế hình khối cực kỳ thông minh để đánh lừa Radar của đối phương.
Lúc đầu, người Mỹ đã sử dụng phương pháp gây nhiễu, tạo ra nhiều mục tiêu giả đánh lừa tên lửa đánh chặn của đối phương.  Đến những năm 1980, người Mỹ đã sử dụng công nghệ “làm mù mắt Radar” đối phương thông qua việc sử dụng vật liệu RAM và thiết kế hình khối. Để tránh phát ra tia hồng ngoại, người ta đã thiết kế ra những loại động cơ phản lực đặc biệt “giấu khí thải” và cũng đã rất thành công.
Bậc thầy về che đậy
Đây không phải là lần đầu tiên, một quân cụ sử dụng công nghệ tàng hình của Mỹ đột ngột xuất hiện trên chiến trường. Xét về khía cạnh này, người Mỹ quả là bậc thầy về che đậy, giấu giếm.
Ngay từ năm 1981, chiếc máy bay chiến đấu phản lực tàng hình F-117 đã  bay thử nghiệm và đến năm 1983, người Mỹ đã có trong tay một phi đội F-117 “Nighthawk” sẵn sàng chiến đấu.
Thế nhưng, người Mỹ đã giấu nhẹm điều này và mãi đến năm 1988 mới chịu thừa nhận có máy bay chiến đấu tàng hình.
Tương tự, người Mỹ cũng giấu nhẹm chuyện có tàu chiến tàng hình. Mặc dù chiếc “Sea Shadows” đã được đưa vào phục vụ từ năm 1985, nhưng nó đã được giữ bí mật cho đến tận năm 1993.
Ngày nay, tàu chiến sử dụng kỹ thuật tàng hình đã trở thành một tiêu chuẩn trong các lực lượng hải quân tiên tiến. Ngoài Mỹ, Anh, Pháp, các nước khác như Na Uy, Thụy Điển cũng đã nghiên cứu chế tạo thành công tàu chiến tàng hình. Thậm chí, ngay cả Singapore cũng có tàu chiến tàng hình và đó là chiếc RSS “Supreme”.